Bài đăng

Điều trị viêm cơ hoành như thế nào?

Hình ảnh
Cơ hoành là một vân cơ dẹt tạo nên vách ngăn giữa ngực và ổ bụng, bao gồm cơ hoành trái và cơ hoành phải. Khi vùng cơ này bị tổn thương vì một lí do nào đó, sẽ gây nên tình trạng viêm cơ hoành, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của mọi người Việc các dấu hiệu của bệnh viêm cơ hoành tái phát, có thể là do: Lần điều trị trước chưa hoàn toàn triệt để đã ngừng dùng thuốc. Không thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị. Do va chạm vùng ngực, bụng, lưng dẫn đến đau cơ hoành. Do xuất hiện các bệnh lý cơ xương khớp khác, gây nên viêm cơ vùng lân cận. Để chắc chắn nguyên nhân khiến bệnh tái phát, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, với câu hỏi về cách chữa viêm cơ hoành, tôi vẫn xin trả lời bạn như sau. Các thuốc thường dùng trong điều trị viêm cơ gồm: thuốc giảm đau toàn thân, thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm và các thuốc tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin và chất khoáng cần th

Tư thế đứng gây đau lưng cho nữ giới

Hình ảnh
Theo khảo sát với hơn 1.200 phụ nữ, BCA nhận thấy có 4 tư thế khiến chị em dễ mắc chứng đau lưng và cổ nhiều nhất đó là: -Tư thế cái thìa: Cột sống thẳng và gù vai. – Tư thế tháp nghiên: ađứng đầu ngả về phía trước. – Tư thế cái cầu: Cột sống uốn cong. – Tư thế cuối cùng là lưng phẳng: Cột sống thẳng và bụng ưỡn. Tư thế đứng gây đau lưng cho nữ giới   Trong kết quả khảo sát của các chuyên gia, tư thế tháp nghiêng và tư thế cây cầu chiếm tỷ lệ gây cao nhất lần lượt là 58% và 56%. Đặc biệt, chị em có thói quen người ngả đầu về phía trước sẽ bị đau lưng mỗi ngày. Có tới ¼ số phụ nữ tham gia khảo sát đã chia sẻ rằng họ đã từng gặp một cơn đau lưng hoặc cổ có thể kéo dài từ 1-3 ngày! Đau vai gáy nên khám ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/dau-vai-gay-nen-kham-o-dau.html Chuyên gia trị liệu khuyên chị em phụ nữ nên thay đổi tư thế đứng của sao cho đúng thay vì quá lo lắng về thân hình quả táo hay đồng hồ cát của mình! Tư thế đứng hoàn hảo tránh đau lưng

Cơ chế bệnh sinh của bệnh gout là gì ?

Hình ảnh
Gout là một bệnh thường gặp, tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới (nam giới chiếm 95%). Bệnh gout ở phụ nữ thường xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh. Triệu chứng của bệnh gout dễ nhầm với bệnh khớp khác, bởi vậy người bệnh thường sai lầm mua thuốc đau khớp về uống. Thói quen này vô cùng nguy hiểm vì có thể để lại hậu quả xấu cho người bệnh. Bệnh nếu không chữa trị sớm sẽ gây biến dạng khớp, dần dẫn đến tàn phế và các biến chứng nặng nề khác. Cơ chế bệnh sinh của bệnh gout Các purin là nhân cơ bản của các tế bào ở người và động, thực vật. Hàng ngày, liên tục có các tế bào cũ già trong cơ thể chết đi và được thay thế bằng những tế bào mới. Khi tế bào cũ chết đi, các nhân purin được chuyển hóa thành acid uric là sản phẩm cuối của quá trình trao đổi chất và được cơ thể thải qua đường thận trong nước tiểu. Cơ chế bệnh sinh của bệnh gout là gì ? Acid uric được chia thành 2 nhóm như sau: Acid uric nội sinh: đây là loại acid do tế bào chết của cơ thể sinh

Tìm hiểu bị đau gan bàn chân là gì ?

Hình ảnh
Với những triệu chứng đau gan bàn chân , thi thoảng kèm theo những cơn đau xuất phát từ thắt lưng chạy dọc xuống một hoặc cả hai bên chân có thể đã mắc chứng “Đau dây thần kinh tọa”.  Đau gan bàn chân là một trong những triệu chứng rất thường hay gặp ở mọi lứa tuổi. Thông thường, trong cuộc sống hằng ngày không ít người gặp phải hiện tượng này. Có thể là những cơn đau nhói ở gan bàn chân, cũng có khi là cơn đau âm ỉ không dứt. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang đứng trước nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa. Viêm cân gan chân là viêm dải gân cơ bám từ xương gót đến các xương bàn chân và gây đau lòng bàn chân. Tác dụng của cân gan chân là duy trì độ cong sinh lý của bàn chân và giảm lực dồn xuống bàn chân khi vận động. Khi cân gan chân gặp tổn thương sẽ gây viêm đau. Triệu chứng dễ nhận biết khi bị viêm cân gan chân là người bệnh thường bị đau khớp bàn chân mỗi khi di chuyển, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy bước chân xuống sàn nhà. Nếu dùng tay ấn vào gan bàn chân

Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì ?

Hình ảnh
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống kề nhau bị chệch ra ngoài, nhân nhầy có thể thoát ra bên ngoài bao xơ đĩa đệm, gây chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh xung quanh, kéo theo những cơn đau nhức ở cột sống. Tùy theo vị trí đĩa đệm dễ bị tổn thương dẫn đến thoát vị là ở đốt sống cổ hay đốt sống thắt lưng mà bệnh nhân sẽ cảm thấy những cơn đau ở các vùng khác nhau. Vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì ? Thoát vị đĩa đệm đa tầng là một căn bệnh phức tap hơn nhiều so với thoát vị đĩa đệm. Không như thoát vị đĩa đệm chỉ có 1 đĩa đệm bị thoát vị mà trong thoát vị đĩa đệm đa tầng, có đến 2-3 hoặc nhiều đĩa đệm bị thoát vị cùng một lúc. Cũng giống như thoát vị đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm đa tầng do nhiều nguyên nhân gây ra như thoái hóa cột sống do tuổi tác cao, người lao động nặng quá sức, sai tư thế lao động, chấn thương do tai nạn, mắc bệnh lý về cột sống…khiến cột sống bị tổn thương. Thoát vị đĩa đệm đa tầng có nguy hiểm không ? Tìm hiểu t

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp Đông Y

Hình ảnh
Bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu do hàn và thấp gây ra. Quy vào nguyên nhân đó để có thể dùng đúng phương thuốc và vị thuốc. Hai ngoại tà đó xâm nhập được vào cơ thể là do sự suy giảm chức năng của thận hỏa và tỳ. Thận hỏa hư thì sinh hàn, tạo cơ hội tốt cho ngoại hàn tác động. Tỳ hư vận hóa kém thì gây đàm thấp bên trong khớp tạo cơ hội cho ngoại hàn gây bệnh, gây đau. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền: Theo Y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp chủ yếu là do 2 nhóm nguyên nhân Ngoại cảm và Nội thương gây ra: Nhóm Ngoại cảm đơn thuần do 3 thứ tà khí Phong, Hàn, Thấp lẫn lộn đến xâm nhập vào cơ thể. Các tà khí này gây rối loạn sự vận hành khí huyết, làm cho khí huyết bế tắc, lưu thông không điều hòa mà sinh bệnh. Các tà khí này lại bị tắc lưu lại ở kinh lạc hoặc tạng phủ gây sưng, đau, nhức, tê buồn, nặng, mỏi ở một vùng cơ thể hay các khớp xương. Chữa viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp Đông Y Nhóm Ngoại cảm phối hợp với Nội thươ

Đau nhức khớp có thể dẫn tới tàn phế

Hình ảnh
Không ít trường hợp để thoái hóa khớp nặng đến nỗi không còn khả năng lao động, thậm chí có người không thể tự vận động và sinh hoạt mới tìm đến bác sĩ. Tàn phế khớp không đợi đến tuổi già. Một chấn thương thể thao, thường gặp như ở khớp tay, khớp vai hay ở dây chằng gối…, nếu không được điều trị kịp thời, về lâu dài có thể dẫn đến thoái hóa khớp. Triệu chứng thoái hóa khớp ban đầu không có gì rõ rệt cho đến khi bị tổn thương thực sự. Bệnh thường khởi đầu âm ỉ, tiến triển chậm, nhiều giai đoạn có vẻ như được cải thiện. Khớp không sưng và không có dấu hiệu toàn thân. Người bệnh có cảm giác khó chịu khi vận động, mỏi ở khớp, tuy nhiên vận động vẫn khá bình thường. Vì thế, các dấu hiệu bệnh thời kỳ đầu rất dễ bị bỏ qua. Do người bệnh có thể còn trẻ nên hầu hết chưa có dấu hiệu của loãng xương và trên phim X-quang cũng không thấy gì khác biệt. Qua thời gian bệnh sẽ tiến triển dần, từ mỏi chuyển sang đau, khó vận động, khả năng lao động và chất lượng cuộc sống giảm sút… Đến lúc này,