Tìm hiểu bị đau gan bàn chân là gì ?

Với những triệu chứng đau gan bàn chân, thi thoảng kèm theo những cơn đau xuất phát từ thắt lưng chạy dọc xuống một hoặc cả hai bên chân có thể đã mắc chứng “Đau dây thần kinh tọa”. 

Đau gan bàn chân là một trong những triệu chứng rất thường hay gặp ở mọi lứa tuổi. Thông thường, trong cuộc sống hằng ngày không ít người gặp phải hiện tượng này. Có thể là những cơn đau nhói ở gan bàn chân, cũng có khi là cơn đau âm ỉ không dứt. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang đứng trước nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa.

Viêm cân gan chân là viêm dải gân cơ bám từ xương gót đến các xương bàn chân và gây đau lòng bàn chân. Tác dụng của cân gan chân là duy trì độ cong sinh lý của bàn chân và giảm lực dồn xuống bàn chân khi vận động. Khi cân gan chân gặp tổn thương sẽ gây viêm đau.

Triệu chứng dễ nhận biết khi bị viêm cân gan chân là người bệnh thường bị đau khớp bàn chân mỗi khi di chuyển, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy bước chân xuống sàn nhà. Nếu dùng tay ấn vào gan bàn chân sẽ thấy đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, nếu người bệnh nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ rút khỏi.

Tại sao bị đau dây thần kinh tọa – gan bàn chân?

Tìm hiểu bị đau gan bàn chân là gì ?
Tìm hiểu bị đau gan bàn chân là gì ?


Nguyên nhân gây “Đau dây thần kinh tọa – gan bàn chân” chủ yếu là do tổn thương rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm, còn lại là do tổn thương dây thần kinh, đám rối thần kinh, vị đĩa đệm hoặc nguyên nhân hiếm gặp hơn là tổn thương thân đốt sống, chấn thương, mang thai…

Tuỳ theo vị trí tổn thương mà cơn đau sẽ xuất hiện ở những vị trí khác nhau cơn đau tập trung nhiều ở gan bàn chân, cùng với đó là những cơn đau nhỏ lẻ ở thắt lưng và đùi cho thấy vị trí tổn thương nằm tại rễ thần kinh r5. Những yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này thường là:

– Do tính chất nghề nghiệp của bệnh nhân: những người làm vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, điền kinh… hoạt động bàn chân nhiều với cường độ cao hoặc những người phải giữ một tư thế trong thời gian dài.

– Tăng cân, béo phì: thường khiến cột sống chịu nhiều áp lực của cơ thể, lâu ngày gây thoát vị đĩa đệm, dị dạng cột sống, …

– Người ở độ tuổi trung niên: cấu tạo và chức năng của xương khớp bắt đầu suy giảm nên dễ bị đau gan lòng bàn chân hơn nếu di chuyển đi lại nhiều.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh “Đau dây thần kinh tọa”

Hậu quả của đau dây thần kinh tọa có thể thấy ngay đó là những cơn đau làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Về lâu dài, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến hạn chế vận động một phần hoặc hoàn toàn liệt chi dưới.

Một biểu hiện khác của Đau dây thần kinh toạ thường gặp là tê buốt quanh khớp háng, mặt sau chân, gan bàn chân khiến chân bị yếu, giảm vận động.

Đau dây thần kinh toạ còn có thể tiến triển và biến chứng làm giảm hoặc thậm chí là làm mất chức năng cơ vòng đường ruột và bàng quang. Trong trường hợp đau dây thần kinh toạ cấp tính kèm các triệu chứng bí tiểu, đại tiện không tự chủ, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay.

Cách điều trị đau dây thần kinh tọa

Với căn bệnh này, Y học hiện đại vẫn đưa ra những chỉ định điều trị quen thuộc bằng những loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B liều cao. Cũng có thể là uống thuốc chống viêm hoặc chỉ định phẫu thuật ngoại khoa trong trường hợp nguyên nhân xuất phát từ bệnh do thoát vị đĩa đệm, chấn thương,…

Thực tế cho thấy những phương pháp này mới chỉ cho hiệu quả điều trị tức thời, phù hợp với các trường hợp bệnh cấp tính hoặc mới mắc bệnh. Song đối với những người bệnh thường xuyên tái phát hoặc do điều kiện công việc không thể thay đổi hoặc bị tổn thương rễ thần kinh do thoái hóa, tuổi tác cần điều trị lâu dài thì Đông y lại cho thấy nhiều mặt tích cực hơn, hiệu quả duy trì lâu hơn, không tác dụng phụ. Và tùy vào những đơn vị điều trị khác nhau mà các ưu điểm cũng vì thế mà được phát huy nhiều hay ít.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điều trị viêm cơ hoành như thế nào?

Cơ chế bệnh sinh của bệnh gout là gì ?

Đau nhức khớp có thể dẫn tới tàn phế