Cơ chế bệnh sinh của bệnh gout là gì ?

Gout là một bệnh thường gặp, tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới (nam giới chiếm 95%). Bệnh gout ở phụ nữ thường xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh.

Triệu chứng của bệnh gout dễ nhầm với bệnh khớp khác, bởi vậy người bệnh thường sai lầm mua thuốc đau khớp về uống. Thói quen này vô cùng nguy hiểm vì có thể để lại hậu quả xấu cho người bệnh.

Bệnh nếu không chữa trị sớm sẽ gây biến dạng khớp, dần dẫn đến tàn phế và các biến chứng nặng nề khác.


Các purin là nhân cơ bản của các tế bào ở người và động, thực vật. Hàng ngày, liên tục có các tế bào cũ già trong cơ thể chết đi và được thay thế bằng những tế bào mới. Khi tế bào cũ chết đi, các nhân purin được chuyển hóa thành acid uric là sản phẩm cuối của quá trình trao đổi chất và được cơ thể thải qua đường thận trong nước tiểu.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh gout là gì ?
Cơ chế bệnh sinh của bệnh gout là gì ?


Acid uric được chia thành 2 nhóm như sau:

Acid uric nội sinh: đây là loại acid do tế bào chết của cơ thể sinh ra, bình thường mỗi ngày có khoảng 300mg-400mg acid uric được sinh. Ở người có sức khỏe bình thường, nồng độ acid uric trong máu là dưới 6,5mg/100ml.(https://vi.wikipedia.org/wiki/Bệnh_gút)

Acid uric ngoại sinh: được sinh ra do hàng ngày ăn những thực phẩm giàu purin như (nội tạng động vật, măng tây, các loại thịt đỏ, các loại trứng gà, trứng vịt…) nên làm tăng đáng kể lượng acid uric sinh ra mỗi ngày.

Acid uric nội sinh và ngoại sinh đều được loại bỏ ra ngoài qua đường nước tiểu. Lượng acid uric nội sinh ổn định tương đối còn ngoại sinh do chế độ ăn uống quyết định.

Nếu ăn các đồ có chứa nhiều nhân purin, đạm thì lượng acid uric càng nhiều.

Khi nồng độ acid uric trong cơ thể cao hơn bình thường sau một thời gian dài sẽ lắng đọng và kết tủa dưới dạng muối urat ở các khớp, xương khiến người bệnh bị viêm nhiễm xương khớp.

Khi có các triệu chứng bệnh gout, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời . Tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

►Xem thêm: Đau gan bàn chân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điều trị viêm cơ hoành như thế nào?

Đau nhức khớp có thể dẫn tới tàn phế